Tàu quan sát năng lượng Energy Observer tiếp tục hành trình...

29/06/2022 bởi Gia Bảo
Tàu quan sát năng lượng Energy Observer tiếp tục hành trình tại Đông Nam Á và khối động cơ Hydrogen do Toyota phát triển và trang bị.
Tàu quan sát năng lượng Energy Observer tiếp tục hành trình tại Đông Nam Á với điểm dừng chân thứ 73 trong chuyến Du hành vòng quanh thế giới, diễn ra tại TP.HCM. Và Việt Nam là một trong những điểm dừng chân cuối cùng trên chuyến Du hành của Energy Observer ở Đông Nam Á, sau một sự kiện lớn ở Singapore quy tụ con tàu và làng triển lãm giáo dục, và một chặng đường kéo dài nhiều tuần lễ ở Thái Lan để ghi lại những thách thức đối với quá trình chuyển đổi năng lượng và sinh thái của đất nước này.

Với mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những đóng góp bảo vệ mội trường hướng tới sự phát triển bền vững cũng như đẩy mạnh tuyên truyền cộng đồng về những vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, Tập đoàn Toyota toàn cầu và một số đối tác khác đã đồng hành cùng dự án này.

Xem qua động cơ sạch Hydrogen do Toyota phát triển trên tàu thủy - 1
Giống như những lần trước, điểm dừng chân này sẽ là cơ hội chào đón tất cả các bên tham gia vào các vấn đề này, bao gồm cả các đối tác của dự án. Chẳng hạn như Tập đoàn Toyota toàn cầu hay Tập đoàn BPCE đang kỷ niệm 30 năm thành lập tại Việt Nam. Do đó, thủy thủ đoàn của Energy Observer có thể giới thiệu hệ thống không phát thải tự động của con tàu cho hàng trăm du khách và các nhà hoạch định chính sách, cho nhiều sinh viên và học sinh với sự phối hợp của Tổng lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam phải đối mặt với một bài toán hóc búa: làm thế nào để dung hòa giữa tốc độ tăng trưởng nhanh với nhu cầu năng lượng đã tăng gấp 5,5 lần trong vòng 20 năm, và đạt mức trung hòa cacbon cần thiết, mà vẫn đảm bảo phát triển các nguồn năng lượng tái tạo?

Xem qua động cơ sạch Hydrogen do Toyota phát triển trên tàu thủy - 3

Vào tháng 2/2021, Chính phủ Việt Nam đã công bố dự thảo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030. Quy hoạch dự kiến sẽ tăng công suất năng lượng gió và mặt trời hiện tại, nghĩa là trước tiên phải cải thiện cơ sở hạ tầng để đảm bảo hoạt động ổn định, với tỷ trọng năng lượng tái tạo lớn hơn.

Hiện nay, hơn một nửa sản lượng điện của cả nước là từ than và khoảng 20% từ thủy điện. Các nguồn năng lượng tái tạo khác chiếm 5% điện năng của Việt Nam. Tỷ trọng năng lượng tái tạo ngoài thủy điện này dự kiến sẽ đạt 25% vào năm 2030 và lên đến 42% vào năm 2045.