Các hãng xe Mỹ cũng cho thấy họ có thể tạo ra những thay đổi...
23/06/2022
bởi Kim Mai
Các hãng xe Mỹ cũng cho thấy họ có thể tạo ra những thay đổi lớn. Giám đốc điều hành của Ford, Jim Farley, phát biểu tại một hội thảo nhà đầu tư trong tháng này, rằng chi phí quảng cáo và phân phối mỗi xe của hãng đang cao hơn khoảng 2.000 USD so với Tesla. Farley cũng như Ford đều muốn bán xe điện chỉ với phương thức trực tuyến ở mức giá không thỏa thuận và không cần phải trữ một lượng lớn hàng tại đại lý.
Farley thêm rằng, các đại lý có thể vẫn quan trọng nhưng khả năng sẽ trở nên "đặc biệt" hơn. Vị CEO so sánh điều đang xảy ra trong ngành công nghiệp ôtô với ngành bán lẻ, nơi sự trỗi dậy của Amazon buộc các nhà bán lẻ có tiếng tăm phải bán hàng nhiều hơn trên internet và sử dụng các cửa hàng truyền thống theo những phương thức mới.
Các hãng xe lâu đời cũng không muốn từ bỏ hệ thống đại lý với lý do khác: luật pháp bang yêu cầu phải bán xe thông qua hệ thống đại lý ủy quyền và điều đó có thể khiến các hãng xe gặp khó hoặc không thể bán trực tiếp tới khách hàng.
Tesla từng vận động hành lang các nhà lập pháp nhằm thay đổi luật về việc bán ôtô. Nỗ lực mang tới thành công khi một số bang cho phép họ và các hãng xe khác không cần đại lý.
Nhưng tại một số bang như Texas, nơi Tesla hiện có trụ sở và một nhà máy, hãng vẫn đang tìm cách thuyết phục các nhà làm luật thay đổi những quy định cố hữu về hệ thống đại lý. Ví dụ: Texas ưu đãi 2.500 USD cho người mua xe điện, nhưng khách hàng của Tesla lại không được hưởng lợi thế này chỉ vì hãng không có đại lý ủy quyền.
Hiệp hội đại lý ôtô Mỹ (NADA) - đơn vị đại diện các đại lý - từ lâu đã phản đối việc bán ôtô trực tiếp và vận động ngược lại các nhà lập pháp yêu cầu Tesla phải sử dụng đại lý, nêu rằng các đại lý là sự sống còn đối với ngành công nghiệp ôtô và nền kinh tế địa phương. Họ cũng nói cách tiếp cận của Tesla gây bất lợi cho khách hàng và các chủ xe.
"Chúng tôi là bộ mặt của hãng sản xuất tại mỗi thị trấn nhỏ ở Mỹ", Bill Fox, cựu chủ tịch hiệp hội nói với AutoGuide năm 2015.
Không chỉ các đại lý chỉ trích Tesla. Một số chủ xe Tesla cũng khiếu nại rằng việc sửa chữa hay giải quyết vấn đề với xe của họ có thể là một thử thách.
Hãng xe điện hiện điều hành khoảng 160 trung tâm dịch vụ ở Mỹ - ít hơn nhiều so với các hãng xe truyền thống. Ví dụ, Chevrolet có hơn 3.000 đại lý toàn quốc. Tesla cam kết cử một kỹ thuật viên tới tận nhà khách hàng cho những sửa chữa nhỏ nhặt, nhưng các vấn đề lớn hơn phải do các thợ chuyên nghiệp xử lý tại các trung tâm dịch vụ.
Những hãng xe điện trẻ tuổi khác, như Rivian và Lucid, còn ít showroom và trung tâm dịch vụ hơn Tesla. Rivian có 19 địa điểm ở Mỹ, còn Lucid chỉ 10 với 7 nơi khác dự kiến mở cửa trong năm nay. Tuy nhiên, điều này vẫn không ngăn được hàng nghìn người đăng ký mua xe của hai hãng này.
Cũng giống Tesla, Rivian và Lucid cử các kỹ thuật viên tới tận nhà khách hàng để xử lý những vấn đề nhỏ và nói rằng các trục trặc lớn hơn sẽ được giải quyết tại các trung tâm dịch vụ. Để làm giảm sự lo lắng của khách hàng rằng những sửa chữa quan trọng có thể trở nên phức tạp và rắc rối, Lucid thậm chí hứa vận chuyển miễn phí xe của khách tới trung tâm dịch vụ gần nhất nếu cần.
Farley thêm rằng, các đại lý có thể vẫn quan trọng nhưng khả năng sẽ trở nên "đặc biệt" hơn. Vị CEO so sánh điều đang xảy ra trong ngành công nghiệp ôtô với ngành bán lẻ, nơi sự trỗi dậy của Amazon buộc các nhà bán lẻ có tiếng tăm phải bán hàng nhiều hơn trên internet và sử dụng các cửa hàng truyền thống theo những phương thức mới.
Các hãng xe lâu đời cũng không muốn từ bỏ hệ thống đại lý với lý do khác: luật pháp bang yêu cầu phải bán xe thông qua hệ thống đại lý ủy quyền và điều đó có thể khiến các hãng xe gặp khó hoặc không thể bán trực tiếp tới khách hàng.
Tesla từng vận động hành lang các nhà lập pháp nhằm thay đổi luật về việc bán ôtô. Nỗ lực mang tới thành công khi một số bang cho phép họ và các hãng xe khác không cần đại lý.
Nhưng tại một số bang như Texas, nơi Tesla hiện có trụ sở và một nhà máy, hãng vẫn đang tìm cách thuyết phục các nhà làm luật thay đổi những quy định cố hữu về hệ thống đại lý. Ví dụ: Texas ưu đãi 2.500 USD cho người mua xe điện, nhưng khách hàng của Tesla lại không được hưởng lợi thế này chỉ vì hãng không có đại lý ủy quyền.
Hiệp hội đại lý ôtô Mỹ (NADA) - đơn vị đại diện các đại lý - từ lâu đã phản đối việc bán ôtô trực tiếp và vận động ngược lại các nhà lập pháp yêu cầu Tesla phải sử dụng đại lý, nêu rằng các đại lý là sự sống còn đối với ngành công nghiệp ôtô và nền kinh tế địa phương. Họ cũng nói cách tiếp cận của Tesla gây bất lợi cho khách hàng và các chủ xe.
"Chúng tôi là bộ mặt của hãng sản xuất tại mỗi thị trấn nhỏ ở Mỹ", Bill Fox, cựu chủ tịch hiệp hội nói với AutoGuide năm 2015.
Không chỉ các đại lý chỉ trích Tesla. Một số chủ xe Tesla cũng khiếu nại rằng việc sửa chữa hay giải quyết vấn đề với xe của họ có thể là một thử thách.
Hãng xe điện hiện điều hành khoảng 160 trung tâm dịch vụ ở Mỹ - ít hơn nhiều so với các hãng xe truyền thống. Ví dụ, Chevrolet có hơn 3.000 đại lý toàn quốc. Tesla cam kết cử một kỹ thuật viên tới tận nhà khách hàng cho những sửa chữa nhỏ nhặt, nhưng các vấn đề lớn hơn phải do các thợ chuyên nghiệp xử lý tại các trung tâm dịch vụ.
Những hãng xe điện trẻ tuổi khác, như Rivian và Lucid, còn ít showroom và trung tâm dịch vụ hơn Tesla. Rivian có 19 địa điểm ở Mỹ, còn Lucid chỉ 10 với 7 nơi khác dự kiến mở cửa trong năm nay. Tuy nhiên, điều này vẫn không ngăn được hàng nghìn người đăng ký mua xe của hai hãng này.
Cũng giống Tesla, Rivian và Lucid cử các kỹ thuật viên tới tận nhà khách hàng để xử lý những vấn đề nhỏ và nói rằng các trục trặc lớn hơn sẽ được giải quyết tại các trung tâm dịch vụ. Để làm giảm sự lo lắng của khách hàng rằng những sửa chữa quan trọng có thể trở nên phức tạp và rắc rối, Lucid thậm chí hứa vận chuyển miễn phí xe của khách tới trung tâm dịch vụ gần nhất nếu cần.
Tin mới nhất
1 Bình luận